0

Pascal: Chủ đề 3 – Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

1. Phép toán

1.1. Số học:

Dành cho số nguyênDành cho số thực
+, -, *, Div, Mod+, -, *, /
– Phép chia lấy phần nguyên: DIV
– Phép chia lấy số dư: MOD
Ví dụ: 10 div 3 = 3;
10 mod 3 = 1;              
5 div 10 = 0;
3 mod 7 = 3

1.2. Quan hệ: <; >; <=; >=; =; < >

1.3. Logic: And; Or; Not

Chú ý:

– Kết quả của các phép toán quan hệ trả về giá trị lôgic (True hoặc False)

– Ứng dụng của các phép toán lôgic để tạo ra các biểu thức phức tạp.

2. Biểu thức số học

Chú ý: Trong một số trường hợp để tránh phải tính lại biểu thức số học nhiều lần ta nên sử dụng biến trung gian.

  • Một số hàm số học chuẩn thông dụng
TRUNC(x)”Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.INT(x)”Trả về phần nguyên của xFRAC(x)”Trả về phần thập phân của xROUND(x)”Làm tròn số nguyên xPRED(n)”Trả về giá trị đứng trước nSUCC(n)”Trả về giá trị đứng sau nODD(n)”Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.INC(n)”Tăng n thêm 1 đơn vị (n:=n+1).DEC(n)”Giảm n đi 1 đơn vị (n:=n-1).
  • Biểu thức quan hệ

 <Biểu thức1><phép toán quan hệ><Biểu thức2>

            (?) Biểu thức1, Biểu thức 2 ở đây là gì?

Vd: a>0; a+b>c;

  • Biểu thức lôgic

Các biến logic, hằng logic và các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bằng phép toán logic.

Vd1: “x không âm” →x>=0 hoặc Not(x<0)

Vd2:  Dùng các phép toán lôgic để mô tả biểu thức lôgic sau: “i chẵn và i chia hết cho 5 hoặc i lẻ và i chia hết cho 3”

((i mod 2 = 0) and (i mod 5=0)) Or ((i mod 2 <>0) and (i mod 3=0))

  • Câu lệnh gán

Cp: <tên biến>:=<biểu thức>;

 3. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

3.1. Đối với Turbo Pascal

  • Để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình Pascal cần có tối thiểu các tệp:

1. TURBO.EXE; 2. TURBO.TPL; 3. GRAPH.TPU; 4. EGAVGA.BGI.

  • Một số lệnh và phím tắt thường dùng khi viết chương trình trong Pascal:
F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
F3: Mở file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
F4: Chạy chương trình đến vị trí con trỏ đứng.
Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.
F7/F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
Alt-<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
Ctrl-F7: Mở cửa sổ Watch theo dõi giá trị các biến.
Alt-F9: Dịch chương trình, sửa lỗi cho đến khi hết lỗi

Ctrl-F9: Chạy chương trình.
F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.
Alt-X: Thoát khỏi Turbo Pascal.
  • Các thao tác trên khối văn bản

3.1. Đối với Free Pascal (Cài đặt theo hướng dẫn)


Đào Đình Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *